Thứ ba, 05/04/2016 08:13 GMT+7

Nhớ về PGS. TS. Nguyễn Tiến Nguyên – nhà khoa học năng động và thực tiễn

PGS.TS. Nguyễn Tiến Nguyên về công tác tại Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia vào những năm 1987-1988. Ngay từ những năm 1982-1983, ông đã cùng các đồng nghiệp tại phòng Vật lý lý thuyết, phân viện Vật lý của Viện 481 – Tổng Cục kỹ thuật, Bộ Quốc...
Nhóm nghiên cứu của ông đã phối hợp chặt chẽ với các cán bộ nghiên cứu của Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia trong quá trình trao đổi các kết quả tính toán. Ông đã nhiều lần dẫn đoàn vào công tác tại các cơ sở tính toán IBM tại thành phố Hồ Chí Minh, làm việc với Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Đó là những ngày tháng gian khổ đối với những người làm khoa học trong quân đội cũng như ngoài dân sự. Với vai trò phân viện trưởng phân viện Vật lý của Viện 481, ông cũng đã cùng các cộng sự tham gia nhiều đề án nghiên cứu phục vụ kinh tế - xã hội, trong đó có công trình xây dựng mẫu chuẩn cho Liên đoàn Vật lý - địa chất. Trong mọi hoàn cảnh, ông luôn tỏ ra là một người có đầu óc thực tiễn, gắn bó và thấu hiểu đời sống cũng như tâm tư của cán bộ cấp dưới.


PGS.TS. Nguyễn Tiến Nguyên tại Triển lãm Quốc tế công nghệ NMĐHN tại Hà Nội (2004)

Là một nhà khoa học, PGS. TS. Nguyễn Tiến Nguyên cũng là một thầy giáo tham gia giảng dạy cho nhiều khóa sinh viên khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi chuyển về công tác tại Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, ông đã cùng các đồng nghiệp xây dựng nhóm tính toán vật lý lò phản ứng, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm làm việc (VMK) của các nước trong khối COMECON (Tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN thời bấy giờ) về vật lý lò phản ứng.
PGS. TS. Nguyễn Tiến Nguyên là cộng sự của GS. Nguyễn Đình Tứ - Viện trưởng đầu tiên của Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia. Là người kế tục công việc lãnh đạo Viện Năng lượng nguyên tử sau GS. Nguyễn Đình Tứ, ông là Giám đốc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam từ năm 1993-1998. Đây là giai đoạn Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tham gia và phối hợp tích cực với các cơ quan của Bộ Công thương trong chương trình nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là hoạt động của Đề tài: “Xác định căn cứ khoa học, kinh tế và xã hội cho chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam”, 1996-1998, mã số KHCN-09-04 do chính PGS.TS. Nguyễn Tiến Nguyên làm chủ nhiệm. Cùng với Đề án: “Nghiên cứu tổng quan phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam”, do Bộ Công thương chủ trì, Đề tài có mục tiêu góp phần Luận giải sự cần thiết, thời điểm xuất hiện và tính khả thi của chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của Đề tài và Đề án này đã được dùng làm cơ sở để Nhà nước xem xét và quyết định cho thực hiện Dự án “Nghiên cứu tiền khả thi đưa điện hạt nhân vào Việt Nam”.
Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ cũng được ông chú trọng phát triển và mở rộng. Cơ sở chiếu xạ thành phố Hồ Chí Minh đã được xây dựng và khánh thành vào giai đoạn này.
Ngày 06 tháng 04 năm 2006, PGS.TS. Nguyễn Tiến Nguyên đã vĩnh viễn ra đi. Kỷ niệm 10 năm ngày mất (2006 – 2016) của ông, xin trân trọng giới thiệu lại với bạn đọc bài viết của ông về An toàn nhà máy điện hạt nhân, bài đăng trong tạp chí Khoa học Công nghệ Nhiệt, năm 2001.
Tệp đính kèm: bài viết “An toàn nhà máy điện hạt nhân”

Lê Văn Hồng, Lê Đại Diễn

Lượt xem: 1426

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)