Thứ hai, 16/12/2019 18:17 GMT+7

Nghiên cứu phát triển chè đạt tiêu chuẩn VIETGAP tại Tây Nguyên

Cây chè (Camellia Sinensic (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở vùng núi, trung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên của nước ta. Việc trồng, chế biến chè đã có lịch sử hàng trăm năm và hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ năm về diện tích và sản lượng chè của thế giới. Tây Nguyên là một trong những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt và là vùng có diện tích chè lớn nhất của cả nước. Diện tích của vùng Tây Nguyên đến nay khoảng 25.391 ha, tập trung nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng với diện tích chè toàn tỉnh 21.354 ha (Niên giám thống kê Lâm Đồng 2015) và Gia Lai với diện tích 880 ha (Niên giám thống kê Gia Lai 2013) chủ yếu tập trung ở huyện Chư Pah và huyện Chư Prông. Cây chè được xác định là một trong những cây trọng điểm, trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của vùng.


Khảo nghiệm thuốc BVTV trên cây chè tại Gia Lai

 

Theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý (MCG), trong những năm gần đây, giá xuất khẩu của chè Việt Nam luôn chỉ bằng một nửa mức giá trung bình trên thế giới. Năm 2012, giá xuất khẩu chè trung bình của thế giới là 3.516 đô-la Mỹ/tấn, trong khi đó Việt Nam đạt 1.432 đô-la Mỹ/tấn, thấp hơn 6% so với năm 2011.

Lý giải cho điều này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng: chè Việt Nam xuất khẩu dưới dạng sơ chế, đóng trong bao bì lớn, không có thương hiệu nên giá thấp; Ý thức tuân thủ quy trình của người trồng chè chưa cao, thể hiện qua các khâu, từ đốn cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu, hái và bảo quản, vận chuyển búp tươi… khiến cho chất lượng nguyên liệu búp tươi còn thấp.

Để tăng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường chè thế giới thì đòi hỏi chúng ta đi theo hƣớng sản xuất chè an toàn. Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi của Việt Nam (VietGAP) đối với ngành chè đã đƣợc triển khai từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 10%. Tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai cũng đã có một số mô hình sản xuất chè theo hướng VietGAP. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chƣa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi phí đầu vào cao, song giá bán lại chưa được cải thiện. Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Văn Quảng cùng thực hiện đề tài với mục tiêu Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác chè nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu chè ở Tây Nguyên.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Điều tra thực trạng sản xuất chè tại các vùng trồng chính ở Tây Nguyên

- Có 2 loại giống chè được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên gồm: các giống chè Việt Nam sử dụng làm nguyên liệu để chế biến chè xanh và chè đen; các giống chè nhập nội có nguồn gốc từ Đài Loan sử dụng nguyên liệu chế biến chè Oolong.

- Phân hữu cơ sử dụng bón cho các giống chè Việt Nam chưa được chú ý sử dụng, chủ yếu sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý (54%) và có nguy cơ mất an toàn cho sản phẩm.

- Tại Lâm Đồng lượng phân vô cơ sử dụng lớn hơn rất nhiều so với quy trình khuyến cáo, đặc biệt là phân đạm (N), sử dụng với lƣợng 55-60 kg N/1 tấn búp tươi với các giống chè Việt Nam và 150-180 kg N/1 tấn búp tươi với các giống chè Đài Loan; tại Gia Lai lượng phân vô cơ sử dụng thấp hơn so với quy trình.

- Một số hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng trên cây chè và không có trong danh mục đƣợc phép sử dụng; có 6,7-57,1% số hộ không thu gom vỏ chai, lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.

- Lượng nước tưới cho chè trung bình 150 m3/ha/lần và chu kỳ 4-5 ngày tưới/1 lần (với các giống chè Đài Loan); các giống chè của Việt Nam ít được tưới nước trong mùa khô do chi phí tưới cao và hiệu quả thấp.

2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chè nguyên liệu búp tươi đạt tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với các vùng chè chính tại Tây Nguyên

- Xác định được một số loại phân hữu cơ sinh học: RAS, NAS, TRN1, TRDT bón cho cây chè làm năng suất tăng 5-10% so so với đối chứng và giảm được lượng phân vô cơ 15%.

- Lượng phân hữu cơ sinh học bón bằng 150% và 200% so với khuyến cáo (tương đương 3.000-4.000 kg/ha/năm) làm tăng năng suất chè, mặc dù ở các công thức này đã giảm lượng phân hoá học từ 15-30% so với đối chứng.

- Bón phân hữu cơ sinh học không ảnh hưởng đến hàm lượng kim loại nặng có trong chè búp tươi, kết quả phân tích trong mẫu búp chè tươi không hoặc có phát hiện nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức giới hạn cho phép.

- Xác định được một số loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học có hoạt chất Abamectin và các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học Dinotefuran có hiệu lực trừ bọ xít muỗi cao trên cây chè. Các loại thuốc Trichoderma viride, Validacin để phòng trừ bệnh thối búp chè.

- Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong búp chè không phát hiện.

- Lượng nước tưới cho các giống chè Đài Loan tại Tây Nguyên áp dụng với mức 100-120 m3/ha/lần tưới và chu kỳ tưới 5 ngày/lần (trong mùa khô).

- Biện pháp thu hái chè bằng máy tiết kiệm được chi phí nhân công, năng suất chè tăng, thời gian cách ly đảm bảo an toàn do thời gian giữa 2 lứa hái kéo dài 50-60 ngày, hiệu quả kinh tế cao hơn so với hái bằng tay.

3. Xây dựng mô hình sản xuất chè nguyên liệu búp tưới đạt tiêu chuẩn VietGAP

Đã xây dựng được 2 mô hình sản xuất chè đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Lâm Đồng và Gia Lai với tổng diện tích 20 ha (10 ha/1 mô hình) và sản lượng 265 tấn chè nguyên liệu búp tươi/năm, 2 mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

*Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14150/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3573

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)