Thứ năm, 16/05/2019 15:24 GMT+7

Thông báo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phân tử phục vụ giám định, khai thác và phát triển Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis)”, Mã số đề tài: ĐTĐL.CN- 29/16

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số:

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị phân tử phục vụ giám định, khai thác và phát triển Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis). Mã số đề tài: ĐTĐL.CN- 29/16

Thuộc: Đề tài độc lập cấp quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

- Xây dựng được bộ chỉ thị phân tử DNA dựa trên trình tự hệ gen và xác định được chỉ thị phân tử đặc hiệu kiểm định sâm Ngọc Linh.

- Xây dựng được qui trình kiểm định sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) bằng chỉ thị phân tử.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Ươm tạo và hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

5. Tổng kinh phí thực hiện:                                         5.850 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:        5.850 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                         0 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:

Bắt đầu: tháng 10/2016

Kết thúc: tháng 03/2019

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: không

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Thời gian: tháng 5/2019

Địa điểm: Hà Nội

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ :

1. Về sản phẩm khoa học:

1.1. Các sản phẩm của đề tài đã được hoàn thành đầy đủ theo đăng ký hợp đồng.

1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Mẫu giống triển vọng có khả năng sinh trưởng tốt

2019

Trung tâm Ươm tạo và Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học học và công nghệ

 

2

 

 

 

 

1.3.Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Quy trình kiểm định Sâm Ngọc Linh với một số giống sâm khác bằng chỉ thị phân tử

2018

Trung tâm Ươm tạo và Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học học và công nghệ

 

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Đề tài đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu sâm Ngọc Linh bằng phương pháp chỉ thị phân tử để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả trong phát triển và sản xuất sâm Ngọc Linh. Làm chủ công nghệ nhận dạng ADN sâm Ngọc Linh bằng chỉ thị phân tử là công nghệ mới, sáng tạo trong xây dựng vùng nguyên liệu sâm tại Việt Nam và phù hợp với xu hướng phát triển KHCN trên thế giới.

- Việc ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong nghiên cứu kiểm định thật giả sẽ góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh của Việt Nam.

- Giống cây sâm chất lượng cao sẽ góp phần phát triển nghề trồng sâm, tăng thêm thu nhập cho các cơ quan và địa phương trồng sâm.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

Việc trồng và phát triển sâm Ngọc Linh đúng giống và chất lượng sẽ đem lại thu nhập cao cho người trồng sâm và đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như duy trì bảo tồn giống sâm Ngọc Linh quý.

Việc ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử để kiểm định thật giả sẽ góp phần nâng cao giá trị và phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh.

3.2. Hiệu quả xã hội

Việc nghiên cứu xác định chỉ thị phân tử trong việc kiểm định thật giả và nghiên cứu di truyền giống sâm Ngọc Linh mang lại hiệu quả kinh tế cao, sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức về ngành sản xuất sâm trong tương lai theo hướng đưa ngành sản xuất đi theo quy luật thị trường. Mục tiêu hàng đầu là sản xuất phục vụ người tiêu dùng, tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Điều này đem lại lợi ích to lớn không chỉ về kinh tế mà còn cả về mặt xã hội, khi khả năng phát triển nghề trồng sâm sẽ đem lại công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống xã hội cho đồng bào dân tộc ở vùng núi cao Ngọc Linh là một việc làm rất có ý nghĩa. Kết quả của đề tài cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như ngành chế biến và bảo quản sau thu hoạch, ngành dịch vụ an toàn, chất lượng cao trong tương lai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ và cải thiện nguồn tài chính cho địa phương trồng sâm.

Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 2168

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)