Thứ sáu, 25/11/2016 18:02 GMT+7

Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số dòng vô tính keo lai (KL2, KL20, KHTA3, BV10, BV16, BV32, BV71, BV73, BV75) trên một số loại đất chính ở Hàm Yên - Tuyên Quang

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc quy hoạch, phân chia nơi trồng rừng, nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Phân chia nơi trồng rừng còn có ý nghĩa là chọn loại cây trồng đáp ứng được mục đích kinh doanh, cây trồng...


Năm 2006-2009, phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm như tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cũng đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Trong đó, việc xác định hạng đất thích nghi, phù hợp đối với Keo tai tượng theo đơn vị huyện, tỉnh và xã cũng đã có những kết luận phù hợp.

Đối với các Công ty Lâm nghiệp, khi áp dụng thực tế về phân hạng đất trồng rừng thì cần phân loại kỹ hơn theo từng khoảnh, thậm chí từng lô vê loại đất, độ dày tầng đất, thành phần khoáng chất trong đất thừa, thiếu loại gì,…để từ đó lựa chọn giống cây trồng và bón phân, khoán rừng phù hợp.

Không phải đơn vị nào cũng xác định được loại đất, tính chất của đất và giống cây trồng cho từng lô đất, nên năng suất rừng trồng (sản lượng gỗ) chưa đồng đều (sản lượng gỗ khai thác dao động từ 40-100m3/ha/7 năm, tùy từng loại đất).

Trong khuôn khổ của đề tài bắt đầu thực hiện từ năm 2011 đến 2015, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy là cơ quan chủ quản kết hợp với chủ nhiệm đề tài Th.S Hoàng Ngọc Hải cùng hợp tác nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số dòng vô tính keo lai (KL2, KL20, KHTA3, BV10, BV16, BV32, BV71, BV73, BV75) trên một số loại đất chính ở Hàm Yên - Tuyên Quang", nhằm mục đích tập trung giải quyết tại trung tâm huyện Hàm Yên, tìm những loại đất chủ yếu, đại diện để nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất đối với sinh trưởng của keo lai.

Đề tài đã mang lại những kết quả như sau:
- Về tỷ lệ sống, sinh trưởng của các dòng keo lai trên đất vàng đỏ (X3): tỷ lệ sống cây trồng trong các ô thí nghiệm trên đất feralit vàng đỏ (X3) giảm mạnh do cây bị chết héo rũ đột ngột năm 2013. Tỷ lệ sống từ 85,6% (6 tháng tuổi) còn 52,5% (30 tháng tuổi); hệ số biến động thấp nhất trong đường kính, chiều cao và thể tích thân cây trên đất vàng đỏ là dòng BV32, KL20, KLTA3; sinh trưởng chiều cao giữa các dòng keo lai trên đất vàng đỏ có sự khác nhau rõ rệt.
- Chiều cao trong nhóm 4 có số đo lớn nhất là các dòng KL20; BV32 KLTA2 (từ 11,24 đến 11,5m); sinh trưởng đường kính gốc tại D1,3m giữa các dòng keo lai trên đất vàng đỏ có sự khác nhau chưa rõ rệt. Đường kính gốc có số đo lớn nhất là các dòng KL20; BV32 KLTA3 (từ 9,7m đến 10,2cm).
- Thể tích thân trên đất vàng đỏ không sai khác rõ rệt, tuy nhiên trong nhóm 2 có số đo lớn nhất là các dòng KL20; BV32 KLTA3 (từ 0,6 đến 0,6m3)

Đến thời điểm sau trồng 30 tháng tuổi: Ngoại trừ dòng BV71; BV73, các dòng keo còn lại trên đất vàng đỏ đều cho sinh trưởng chiều cao, đường kính và thể tích thân cây lớn hơn trên đất đỏ vàng. Trên đất vàng đỏ, các dòng keo lai đều sinh trưởng vượt trội so với Keo tai tượng trồng bằng cây con ươm từ hạt. Dòng KL20 VÀ KLTA3 cho sinh trưởng vượt trội cao nhất so với các dòng cùng tham gia khảo nghiệm. Dòng BV10 có sinh trưởng ở tốp giữa so với các dòng cùng tham gia khảo nghiệm.

Có thể tìm đọc toàn văn nội dung đề tài với mã số 11043 tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Lượt xem: 1893

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)