Thứ sáu, 25/03/2016 08:56 GMT+7

Hội thảo INASP: Tăng cường liên kết hỗ trợ nghiên cứu (WTSR)

Sáng ngày 24/03/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Cơ quan điều phối của Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN) và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp tổ...
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Mạng Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ Quốc tế (INASP) và Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN. Hội thảo được diễn ra nhằm mục đích tạo điều kiện để các nhóm đối tượng trao đổi về nhu cầu, ưu tiên trong hoạt động thông tin hỗ trợ nghiên cứu và cùng nhau đưa ra giải pháp xử lý những vướng mắc liên quan tới hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu/vòng trao đổi thông tin.


TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có: TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; TS. Nguyễn Hồng Sinh, Trưởng khoa Thông tin thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; và 28 học viên là cán bộ thư viện, nhà nghiên cứu, cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý trường đại học, cán bộ thuộc các bộ/ngành, đại diện các liên hợp thư viện và cán bộ thuộc các nhóm đối tượng tiềm năng khác.


TS. Ngô Thị Phương Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày (24 và 25/3/2016) theo hình thức các phiên thảo luận phân tích vấn đề và tìm kiếm giải pháp để tăng cường kết nối các chủ thể chính trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu.
Các hệ thống nghiên cứu mạnh (xét trên khía cạnh khả năng truy cập, hiển thị, sử dụng …) phụ thuộc vào sự gắn kết chặt chẽ và phối hợp hoạt động giữa nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhóm này lại thường hoạt động tương đối độc lập. Do vậy, Hội thảo WTSR là cơ hội để cán bộ thư viện và nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về vai trò của nhau và của những nhóm đối tượng liên quan tiềm năng như cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ quản lý tại các trường đại học, đại diện Liên hợp Thư viện Việt Nam về Nguồn tin KH&CN, Mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia và các hiệp hội thư viện, và cán bộ tại các bộ, ban, ngành.
Thông qua Hội thảo, đại biểu tham dự sẽ có cơ hội: trở thành nhân tố tích cực trong việc phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu, nắm vững cách giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên kết giữa các chủ thể, mục tiêu và các hoạt động tiềm năng để có thể đưa ra các giải pháp thực tế; nhận diện, phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề nổi cộm trong hệ thống thông tin hỗ trợ nghiên cứu; nắm được cách đặt vấn đề và cách sử dụng phương pháp “Cây Phân tích vấn đề” để phân tích nguyên nhân chính và tác động của các vấn đề này; giải quyết vấn đề đã được phân loại mức độ ưu tiên và kiểm tra để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu (cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, mang tính khả thi, kịp thời); nắm vững cách tiến hành phương pháp “phân tích trường lực” để nhận diện các yếu tố thuận lợi và thách thức khi tiến hành thay đổi; xây dựng kế hoạch hành động giải quyết vấn đề tại thư viện của mình./.

Lượt xem: 975

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)