Thứ ba, 01/07/2014 13:57 GMT+7

Khởi động Dự án khu vực về Chỉ dẫn địa lý do Cơ quan Phát triển Pháp tài trợ

Với mục đích thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua chỉ dẫn địa lý (CDĐL), sáng 25/6/2014, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Tổ chức Lương thực và Nông...


Cục trưởng Tạ Quang Minh chủ trì Lễ khởi động Dự án

Tham dự buổi Lễ có: ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Michel Droniak - Trưởng ban Kinh tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Jong-ha Bea - Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam, cùng đại diện của các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội có sản phẩm được hỗ trợ theo Dự án và các cơ quan thông tấn báo chí.

Việc triển khai Dự án thể hiện sự quan tâm của Việt Nam trong việc bảo hộ và phát triển chỉ dẫn địa lý nhằm đạt được sự công nhận rộng rãi hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ đặc thù của Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ khởi động, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Tạ Quang Minh cho rằng “là một nước nông nghiệp truyền thống, có các yếu tố đặc trưng về tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, danh tiếng và giá trị kinh tế cao. Việc sử dụng hợp lý chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững cho khu vực nông thôn”.


Cục trưởng Tạ Quang Minh và các đại biểu tham dự Lễ khởi động Dự án

Hiện tại, Việt Nam đã có 38 sản phẩm được bảo hộ ở trong nước và 01 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài (nước mắm Phú Quốc), đứng thứ hai trong khu vực ASEAN. Việc tham gia Dự án sẽ giúp các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng hơn ở khu vực châu Á, qua đó phát triển chuỗi giá trị, quảng bá sản phẩm và phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống của người dân ở các khu vực liên quan.

Phát biểu tại buổi Lễ, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam, ông Jong-ha Bea cho rằng “Chỉ dẫn địa lý là một công cụ quan trọng giúp các nhà sản xuất địa phương chuyển từ lượng sang chất, cũng như giúp làm tăng cơ hội tồn tại trên các thị trường hiện tại và tiếp cận các thị trường mới” và Trưởng ban Kinh tế Đại sứ quán Pháp Michenl Droniak bổ sung “rõ ràng chỉ dẫn địa lý rất quan trọng đối với chúng ta, nhất là khi Việt Nam đang đàm phán một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn, trong đó có Liên minh châu Âu”.

Dự án này có ngân sách hơn 02 triệu đôla Mỹ, được triển khai trong 03 năm, tại bốn nước tiểu vùng sông Mê Kông, gồm Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Lượt xem: 715

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)