Thứ năm, 09/07/2015 10:10 GMT+7

Thu hút chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển

Ngày 07/7/2015, tại Hà Nội, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thu hút chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung...


ThS. Nguyễn Hoàng Hải báo cáo kết quả đề tài

Báo cáo tại buổi nghiệm thu, ThS. Nguyễn Hoàng Hải cho biết, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về những kinh nghiệm thu hút chuyển giao, nhập khẩu công nghệ của các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc làm cơ sở để hình thành những luận cứ khoa học, những giải pháp chính sách thúc đẩy chuyển giao, nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thúc đẩy phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần duy trì tốc độ và mức tăng trưởng cao của nền kinh tế là không thể tránh khỏi.

Đến nay, đã có những định hướng, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm tăng cường hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ. Trong giai đoạn tới, để tăng cường hơn nữa hiệu lực và hiệu quả thực hiện các nỗ lực phát triển công nghệ, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ở các ngành, lĩnh vực thực sự rất quan trọng. Theo đó sẽ rất cần những luận cứ, giải pháp chính sách rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm thu hút chuyển giao, nhập khẩu công nghệ của các nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Do vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc về thu hút, chuyển giao, nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển là thực sự cần thiết.

Sau thời gian triển khai nghiên cứu, đề tài đã cung cấp một bức tranh tổng thể về các mô hình phát triển công nghệ của các nước, đồng thời góp phần bổ sung những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong các hoạt động hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghệ sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đề ra là: xác định được cơ sở lý luận chung về các mô hình phát triển dựa vào công nghệ, đổi mới công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn tại các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc; phân tích được tác động của các chính sách thúc đẩy chuyển giao và nhập khẩu công nghệ của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Đề tài cũng đã đề xuất được định hướng thúc đẩy chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển vào Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.

Kết quả của đề tài đã tạo ra một số sản phẩm: 88 chuyên đề nghiên cứu, 5 tập tài liệu tổng hợp thông tin, dữ liệu cơ bản các nội dung liên quan đến Đề tài, 4 bài báo đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, áp dụng các nội dung nghiên cứu trong công tác nghiên cứu, thiết kế chính sách tại cơ quan chuyên môn.

Đề tài đã được Hội đồng cấp nhà nước nhất trí nghiệm thu và đánh giá đạt loại Khá./.

Lượt xem: 1819

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)