Thứ tư, 29/07/2020 16:25 GMT+7

Đẩy mạnh công tác xử lý đơn đăng ký sáng chế

Nhu cầu đăng ký sáng chế của các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu ngày càng tăng nhằm bảo vệ kết quả sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu.

Năm 2019, số đơn đăng ký sáng chế nộp vào Cục tăng khoảng 23% so với năm 2018. Điều này cho thấy nhu cầu đăng ký sáng chế của các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu ngày càng tăng nhằm bảo vệ kết quả sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao các kết quả của mình. Để đẩy mạnh công tác xử lý đơn đăng ký sáng chế, Trung tâm Thẩm định Sáng chế đã chú trọng đến việc cải tiến, tối ưu hóa quy trình thẩm định đơn. Những cải tiến này chủ yếu ở hai khía cạnh: Thứ nhất là xác định rõ yêu cầu theo hướng đơn giản hóa những vấn đề mang tính hình thức và định mức cho từng loại đơn khác nhau như đơn Việt Nam và đơn nước ngoài; thứ hai là trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của thẩm định viên, xác định rõ yêu cầu và trách nhiệm của các cấp phê duyệt kết quả thẩm định. 



Cán bộ Trung tâm Thẩm định sáng chế

 

Bên cạnh các biện pháp về cơ chế, chính sách, Trung tâm đã tổ chức tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xử lý đơn đăng ký sáng chế”  nhằm chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực xử lý đơn. Nhờ đó, Trung tâm đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc nâng cao năng suất xử lý đơn với số lượng đơn kết thúc thẩm định năm 2019 là 6.182 đơn, trong đó cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích là 4.023 đơn, và ghi nhận 296 yêu cầu sửa đổi, chuyển giao đơn đăng ký sáng chế. 

Trong thời gian tới, Trung tâm Thẩm định Sáng chế lập kế hoạch rà soát lại các vướng mắc, thiếu sót để sửa đổi Quy chế thẩm định cho phù hợp với việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, xây dựng cơ chế quản lý chất lượng để đảm bảo cả năng suất và chất lượng công việc, thực hiện việc xử lý đúng hạn theo quy định các đơn đăng ký sáng chế nộp theo Chương trình thẩm định nhanh đơn sáng chế (PPH) với JPO, KPO, các đơn nộp theo ASPEC và đặc biệt là các đơn của chủ đơn Việt Nam, nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Lượt xem: 1151

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)