Thứ năm, 09/07/2020 17:45 GMT+7

Thông tin đánh giá về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: "Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam"

I. Thông tin chung:

1.1. Tên đề tài: "Tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam"

1.2. Mã số: KX.01.23/16-20

1.3. Kinh phí thực hiện: 2.800 triệu đồng

- Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 2.800 triệu đồng.

- Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.

1.4 Thời gian thực hiện: 30 tháng, từ tháng 9/2017 đến hết tháng 02/2020 (thời gian gia hạn đề tài 6 tháng).

1.5 Tổ chức chủ trì: Viện Xã hội học

1.6. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện

1.7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học

Tổ chức công tác hiện nay

1.

Nguyễn Đức Chiện

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Xã hội học

2.

Đặng Nguyên Anh

Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Xã hội học

3.

Vũ Mạnh Lợi

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Xã hội học

4.

Nguyễn Đức Vinh

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Xã hội học

5.

Trần Thị Minh Ngọc

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Học viện Chính trị Khu vực I

6.

Ngô Thị Thanh Quý

Tiến sĩ

VUSTA

7. Lê Thanh Sang Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ

8.

Lại Đức Vượng

Tiến sĩ

Bộ Nội vụ

9.

Đinh Ngọc Quý

Thạc sĩ

Văn phòng Quốc hội

10

Nghiêm Thị Thủy

Tiến sĩ

Viện Xã hội học

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

2.1 Thời gian dự kiến: Tháng 7 năm 2020

2.2 Địa điểm: tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

III. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

3.1. Sản phẩm đã hoàn thành:

- 01 báo cáo tổng hợp;

-  01 báo cáo tóm tắt;

 - 01 báo cáo kiến nghị;

- 01 Báo cáo chắt lọc kết quả nghiên cứu

- Sản phẩm trung gian: Báo cáo kết quả khảo sát trong nước; Báo cáo khảo sát nước ngoài; Kỷ yếu Hội thảo;

- 01 bản thảo sách;

- Bài báo/tạp chí: 01 bài báo quốc tế đã có xác nhận đồng ý đăng; 04 bài báo trong nước

- 01 công bố tại hội thảo quốc tế;

- Đào tạo: 02 Tiến sĩ; 01 Thạc sĩ

3.2. Sản phẩm khoa học đã và sẽ chuyển giao:

- Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao:


Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

1 Bản thảo sách “Vai trò của tổ chức phi lợi nhuận trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở việt Nam”. Từ năm 2020

- Các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Chính phủ: Bộ Nội Vụ, Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc Hội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ….

- Các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu: Học viện KHXH Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Nội vụ...

2

Tài liệu giảng dạy

Từ năm 2020

- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Nội vụ

 

- Danh mục sản phẩm khoa học đã được chuyển giao:

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

1

Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

Từ 2018

- Các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Chính phủ: Bộ Nội Vụ, Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc Hội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ….

- Các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu: Học viện KHXH Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Nội vụ...

2

Báo cáo tóm tắt đề tài

3

Báo cáo kiến nghị đề tài

4

Báo cáo chắt lọc đề tài

5

Kết quả nghiên cứu

3.3 Về những đóng góp mới của nhiệm vụ

- Về mặt lý luận:

Đề tài làm sáng tỏ thêm về mô hình phát triển xã hội tổng quát theo định hướng XHCN của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, khi thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong mô hình phát triển xã hội tổng quát như vậy cần phải xác định được vị trí, vai trò, chức năng và các tác động có thể có của các tổ chức phi lợi nhuận bên cạnh sự phát triển của khu vực nhà nước và khu khu vực doanh nghiệp, thị trường.

Bên cạnh đó, kết quả đề tài cũng đem lại những hiểu biết mới về lý luận cho sự phát triển của khu vực phi lợi nhuận ở Việt Nam, đặc biệt là các chiều cạnh niềm tin xã hội, tinh thần cộng đồng, truyền thống tương thân, tương ái, các hoạt động quyên góp từ thiện vốn liên quan đến các hoạt động phi lợi nhuận trong xã hội.

- Về mặt thực tiễn

Người dân chưa được biết đến nhiều tổ chức PLN, khi nhắc tới tổ chức phi lợi nhuận, người dân vẫn thường nhắc đến các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, tổ chức dân sự. bên cạnh đó các chính sách về tổ chức phi lợi nhuận cũng chưa có cho nên các tổ chức này gặp khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động;

Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 7.000 tổ chức phi lợi nhuận. Hoạt động của các tổ chức PLN tại Việt Nam khá đa dạng, song tập trung vào một số lĩnh vực chính như: cứu trợ thiên tai, từ thiện, tình thương, giáo dục, phát triển, hỗ trợ cộng đồng, giảm nghèo, phát triển giáo dục, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS, biến đổi khí hậu…. Trong khi đó các lĩnh vực như quyền con người, bình đẳng giới, chống bạo hành gia đình,... chiếm tỷ lệ thấp. Các tổ chức này hoạt động cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Người dân đánh giá cao vai trò của các tổ chức này đối với phát triển gia đình và cộng đồng.

3.4 Về hiệu quả của nhiệm vụ:

Theo kết quả nghiên cứu các tổ chức xã hội, các phong trào từ thiện có vai trò rất lớn đối với phát triển kinh tế và xã hội.

3.4.1. Hiệu quả kinh tế

Tổ chức PLN không trực tiếp đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên thông qua các hỗ trợ từ các hoạt động của tổ chức PLN giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhóm ngoài lề xã hội, hỗ trợ phát triển nông nghiệp…

3.4.2. Hiệu quả xã hội

Các tổ chức này đã và đang đóng góp tích cực vào thực hiện “dân chủ cơ sở”, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, hỗ trợ về mặt kỹ thuật; tập huấn và xây dựng năng lực; cung cấp dịch vụ; góp phần xác định vấn đề và giải pháp, mở rộng sự hiểu biết của công chúng về các vấn đề phát triển; nâng cao dân trí, bảo vệ hội viên; tham gia xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các hoạt động từ thiện nhân đạo; thực hiện những dịch vụ xã hội không vụ lợi, phi lợi nhuận.

Nói tóm lại, hoạt động của các tổ chức xã hội thường tập trung vào bảo vệ quyền cho các đối tượng ở tầng thấp trong tháp phân tầng xã hội. Đó là những người nghèo, những gia đình gặp rủi ro, những người thất nghiệp, có bệnh tật, hoàn cảnh sống khó khăn, có những thương tật hoặc khuyết tật bẩm sinh, những phụ nữ nghèo khổ v.v... giúp cho họ kiên thức, tăng cường quản lý, biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Nâng cao nhận thức, năng lực của địa phương và người dân trong việc lập kế hoạch và thực hiện một số chương trình, dự án phát triển tại nông thôn.

IV. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: (đánh dấu X  vào ô tương ứng):

- Nộp hồ sơ đúng hạn

 

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 X

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

- Xuất sắc  

- Đạt     

 X

- Không đạt

 

 

Nguồn: Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Lượt xem: 1402

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)