Thứ năm, 13/06/2019 17:04 GMT+7

Công nhận: Gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và khu vực công một cách kịp thời, hiệu quả và chất lượng. Chuỗi cung ứng không ngừng phát triển từ các hệ thống phức tạp xuyên biên giới đến các chuỗi cung ứng mới và đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan, bao gồm nhu cầu cung ứng bền vững và có trách nhiệm.

Công nhận và các cơ sở hạ tầng chất lượng khác như tiêu chuẩn, đo lường và đánh giá sự phù hợp là các công cụ được chấp nhận rộng rãi giúp mang lại giá trị cho chuỗi cung ứng. Những công cụ này mang lại sự đảm bảo và tin cậytạo niềm tin vào sản phẩmdịch vụ và cả cách thức phân phối, sử dụng. 

Từ việc công nhận các phòng thử nghiệm an toàn đồ chơi, giám định quá trình sản xuất, đến chứng nhận các nhà sản xuất thực phẩm, hoạt động công nhận đã làm tăng giá trị cho chuỗi cung ứng bằng cách hỗ trợ nhu cầu đa dạng của các bên quan tâm.

Chuỗi cung ứng toàn cầu được hưởng lợi đáng kể từ hoạt động công nhận. Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) và Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC) là cơ quan quản lý hoạt động công nhận dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định và tổ chức chứng nhận được công nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp lại sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý và con người. Khi có hệ thống công nhận toàn cầu, lòng tin được tạo ra từ mỗi nhánh của chuỗi cung ứng, nó giúp cho doanh nghiệp có thể phân phối các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng tin tưởng.

Ước tính hệ thống công nhận bao phủ tới 96% GDP toàn cầu (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới).Các thành viên IAF công nhận các tổ chức chứng nhận và các tổ chức xác nhận, các thành viên ILAC công nhận các phòng thí nghiệm và tổ chức giám địnhHai tổ chức giám sát hoạt động công nhận sẽ đảm bảo hoạt động của các tổ chức công nhận trên toàn cầu là nhất quán, áp dụng đúng theo các các tiêu chuẩn quốc tế quy định.

Sự thừa nhận về công nhận của các cơ quan trong khu vực và các cơ quan quản lý trong nước giúp các chính phủ thành viên WTO thể hiện được trách nhiệm của họ theo các r ào cản kỹ thuật đối với Hiệp định thương mại. Ví dụ này cho thấy một trong những mục tiêu chính của công nhận là hỗ trợ thương mại.

Mục tiêu của Ngày công nhận thế giới 2019 làm nổi bật và tôn vinh hoạt động công nhận và làm tăng giá trị cho chuỗi cung ứng. Mục tiêu đó cho phép nhiều các doanh nghiệp, chính phủ, cơ quan quản lý và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về vai trò của công nhận trong việc tăng thêm giá trị cho chuỗi cung ứng.

Các sự kiện chính, họp báo và truyền hình, các hội nghị và hội thảo sẽ diễn ra cùng với lễ kỷ niệm Ngày Công nhận Thế giới tại hơn 100 quốc gia để nâng cao nhận thức về giá trị của hoạt động công nhận trong việc hỗ trợ chuỗi cung ứng thông qua website www.business-benefits.org và www.publicsectorassurance.org.

Để biết thêm chi tiết, đề nghị liên hệ với Cơ quan công nhận tại nước sở tại bằng cách truy cập website:http://www.iaf.nu//articles/IAF_MEMBERS_SIGNATORIES/4 và https://ilac.org/ilac-membership và các tài liệu hỗ trợ tại đường link: http://www.publicsectorassurance.org/topic-areas/health-safety

Nguồn: Văn phòng Công nhận Chất lượng

Lượt xem: 1465

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)