Thứ năm, 31/10/2019 16:14 GMT+7

Nghiên cứu thiết kế platform trên cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển các thiết bị di động cầm tay kết nối tới các mạng di động thế hệ sau

Ngày nay, khi các bộ vi xử lý đã trở nên nhanh hơn, gọn hơn, công suất tiêu thụ và giá thành giảm, hay nói cách khác các bộ vi xử lý đã thông minh hơn rất nhiều, thì việc giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được tập trung nhiều vào phần mềm. Và lúc này, các platform ra đời. Platform là sự kết hợp giữa một kiến trúc phần cứng và một nền tảng phần mềm cơ bản cho phép các ứng dụng phía trên hoạt động trên nó. Một platform điển hình sẽ gồm một kiến trúc phần cứng - đặc trưng bởi kiến trúc máy tính bên trong nó, một hệ điều hành và các ngôn ngữ lập trình cùng các giao diện người sử dụng liên quan (các thư viện hệ thống run-time).


Thông báo khi đã gửi cảnh báo thành công về trung tâm

 

Theo sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông trong nước hiện nay là nhu cầu về các thiết bị di động cầm tay thông minh hỗ trợ cho các mục đích giải trí, làm việc, kết nối tới các mạng thế hệ sau... của người tiêu dùng. Một cột mốc quan trọng đánh dấu bằng việc chuyển sang cung cấp các dịch vụ 3G và hướng tới sẽ phát triển lên 4G của các nhà mạng trong nước. Theo đó là sự bùng nổ về thị trường các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là hầu hết các thiết bị này đều nhập ngoại, thị trường bị thao túng bởi các nhà cung cấp nước ngoài, tiêu tốn chi phí ngoại tệ cho nhập khẩu đáng kể, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Theo những tình hình trên, nhóm thực hiện đề tài gồm Cơ quan chủ trì đề tài Học viện Công nghệ BCVT Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài/dự án TS. Đặng Hoài Bắc đề xuất thiết kế thử nghiệm nền tảng (platform) dành cho phát triển các thiết bị di động cầm tay (handheld device) phục vụ kết nối tới các mạng thế hệ sau như điện thoại di động, thiết bị định vị các nhân, máy tính bảng,... cung cấp một platform cho phát triển các thiết bị đầu cuối ứng dụng các mạng di động thế hệ sau hướng tới thị trường trong nước sử dụng bộ vi xử lý Java 32-bit.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Phát triển hệ thống Telematics car

Nhóm đề tài đã phát triển hệ thống Telematics car trong đó sử dụng chip aJile 200 và platform Java do nhóm nghiên cứu PTIT thiết kế. Hệ thống này bao gồm một server và một thiết bị trên xe. Thiết bị có các tính năng chính như sau:

Màn LCD-Touch screen hiện thị nội dung và tương tác với lái xe.

Hiển thị vị trí hiện tại của phương tiện trên bản đồ số

Nhận cảnh báo tắc đường/ tai nạn từ trung tâm

Gửi thông tin cảnh báo tai nạn và tắc đường về trung tâm

Gọi cứu hộ khi gặp tình huống khẩn cấp

Lưu trữ hành trình như một hộp đen

Tự động thu phí

Tính năng thiết lập/ nhận cuộc gọi

Tính năng truy cập mạng Internet

Tính năng hỗ trợ quản lý danh bạ, xem lịch

Phát triển hệ thống giám sát an ninh dùng camera

Hệ thống giám sát an ninh dùng camera bao gồm các thành phần sau

1. Client

Client được sử dụng trong hệ thống này là một smartphone hỗ trợ chạy hệ điều hành IOS hoặc Android.

Thiết bị client có chức năng yêu cầu giám sát và nhận cảnh báo. Các bản tin thông báo sẽ được gửi về client, cũng như nhận các hình ảnh và video giám sát.

Ngoài ra thiết bị client có một nhiệm vụ quan trọng là cài đặt và cấu hình thiết bị giám sát video thông minh. Quá trình này sẽ cài đặt thông số mạng Wifi (mã SSID, mật khẩu, kênh sử dụng) để kết nối thiết bị giám sát với máy chủ trung gian lưu trữ và thiết lập tài khoản gmail để biết địa chỉ gửi nhận tin thông báo. Cả quá trình đồng bộ sử dụng giao thức UPnP.

2. Thiết bị giám sát, cảnh báo

Sử dụng thiết bị xử lý thuần Java aJ_PTIT

Bộ vi xử lý Java trong hệ thống giám sát video thông minh có chức năng xử lý các sự kiện thu được từ các cảm biến âm thanh và tiếng động. Sau đó gửi các sự kiện lên một máy chủ để quản lý và thống kê. Chúng nhận tất cả các sự kiện thu được từ các cảm biến sau đó sử dụng các thuật toán để xác định xem có người lạ đột nhập không. Khi xác định được có người lạ đột nhập vào, cảm biến hình ảnh đồng thời là camera sẽ chụp lại hình ảnh (hoặc đoạn video) có thay đổi trong khu vực giám sát rồi gửi về máy chủ. Khi dữ liệu ở trên máy chủ các thông báo sẽ được máy chủ gửi về thiết bị smart phone một cách nhanh chóng.

3. Hệ thống nhận thực

Sử dụng Server nhận thực Google App (XMPP)

Hệ thống nhận thực người sử dụng bằng ứng dụng được cài đặt trên Client. Muốn sử dụng hệ thống, người dùng phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất phải có tài khoản gmail hợp lệ, thứ hai là tài khoản này cần được thiết bị aJ_PTIT lưu trữ trong quá trình cấu hình. Khi thỏa mãn hai điều kiện này, người sử dụng sẽ được phép tùy biến hệ thống giám sát video này.

4. Thiết bị lưu trữ thống kê

Sử dụng Server do PTIT R&D phát triển.

Để đảm bảo tính bảo mật, tất cả tài nguyên, nhật ký sử dụng của hệ thống sẽ được lưu trữ và thống kê trên Server do nhóm phát triển. Khi có yêu cầu từ người sử dụng, tất cả file cảnh báo cũng như giám sát của hệ thống sẽ được gửi về cho người dùng cũng như các cơ quan điều tra chức năng.

Tương tự trên, tất cả các thiết bị trên được phát triển dựa trên platform Java do nhóm thiết kế PTIT thực hiện, các phần mềm đều được viết bằng ngôn ngữ Java, tuân thủ các tiêu chuẩn Java Specification Language của Oracle.


Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 139901/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 1693

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)