Thứ sáu, 03/05/2019 15:07 GMT+7

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học

Nhóm nghiên cứu do Th.S Đặng Trần Chuyên, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa đứng đầu đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học” nhằm làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học có khả năng đo nồng độ dầu với dải đo và độ chính xác lớn hơn, đáp ứng được nhiều nơi có nhu cầu như trong lọc dầu, kiểm soát nước thải nhà máy, xử lý nước… và thay thế hàng ngoại nhập.

Thiết bị đo nồng độ dầu trong nước dùng cho giám sát chất lượng nước thải sau xử lý là một trong những thiết bị rất cần thiết đối với các nhà máy sản xuất, các tàu vận tải… Nhu cầu của sản phẩm này phát triển cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, ngành hàng hải... Các thiết bị đo nồng độ dầu trong nước đã được nhiều hãng trên thế giới nghiên cứu, sản xuất và có nhiều loại khác nhau, có loại để trong phòng thí nghiệm, có loại đặt cố định tại hiện trường, và có cả loại dạng lưu động cầm tay như FP360 kèm controller của Hatch-Mỹ; TD500 của hãng Turner Designed-Mỹ, OCMA- 350 của hãng Horiba Nhật Bản, OMD-2005, OMD-2008 của Decka, Hamburg GmbH- Đức; GQS-206, GQS-106 do CXIM-Trung Quốc cung cấp… Tùy vào điều kiện sử dụng khác nhau, người dùng có thể lựa chọn được loại phù hợp nhu cầu của mình. Về chất lượng, tùy theo từng phân khúc thị trường, các nhà sản xuất đưa những thiết kết khác nhau và có chất lượng khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Ở nước ta, các thiết bị này đang phải nhập khẩu với giá thành rất cao, chi phí sửa chữa mỗi khi thiết bị hỏng lớn và mất thời gian. Việc chế tạo thiết bị phân tích hóa chất nói chung rất ít được quan tâm, hiện tại trong nước mới chỉ có một đề tài nghiên cứu về thiết bị loại này đó là “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu ứng dụng trong hệ thống phân ly dầu nước trên tàu thủy”. Đề tài này có hạn chế là dải đo của thiết bị không cao 0÷30 ppm. Độ chính xác của thiết bị là 15ppm ±5ppm là độ chính xác tại một điểm đo cần quan tâm nhất. Do đó, thiết bị chỉ dùng được trên tàu thủy còn với nhiều nơi cần kiểm soát nồng độ dầu có dải đo lớn hơn, độ chính xác cao hơn thì thiết bị này không đáp ứng được. Thêm nữa, thời gian thử nghiệm thiết bị rất ngắn nên việc đánh giá hiệu năng sử dụng cũng như độ ổn định của thiết bị cũng chưa thực hiện được.

 

Bởi những lý do đó, nhóm nghiên cứu do Th.S Đặng Trần Chuyên, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa đứng đầu đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học” nhằm làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học có khả năng đo nồng độ dầu với dải đo và độ chính xác lớn hơn, đáp ứng được nhiều nơi có nhu cầu như trong lọc dầu, kiểm soát nước thải nhà máy, xử lý nước…  và thay thế hàng ngoại nhập.

Sau một thời gian triển khai, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau:

1. Chế tạo được 02 thiết bị đo nồng độ dầu trong nước trên cơ sở quang học có đặc tính kỹ thuật như trong thuyết minh.

2. Bố trí mặt hiển thị và cài đặt tham khảo người sử dụng: 

- Dải đo: 0÷100 ppm;

- Độ phân dải:  0÷30ppm: 1ppm,   >30ppm: 5ppm;

 - Độ chính xác: + 0÷30ppm: ±5%, >30ppm: ±10%;

- Thời gian đáp ứng đo: 10 giây.

- Đầu ra: 4-20mA/số.

- Hiển thị và cài đặt tại chỗ.

3. 01 phần mềm máy tính.

Như vậy, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung đăng ký. Sản phẩm đề tài đã được đưa đi thử nghiệm thực tế để đánh giá tính ổn định và độ chính xác của thiết bị. Tuy nhiên để đánh gia tính ổn định cần phải có thêm thời gian. Đề tài đã làm chủ các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ về đo nồng độ dầu trong nước thải trên cơ sở quang học. Thiết kế có tham khảo ý kiến của người sử dụng nên tạo ra sản phẩm phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đặc thù ở Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13438/2017) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 2173

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)