Thứ sáu, 26/10/2018 15:32 GMT+7

Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ “Các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới và giải pháp khắc phục”

I. Thông tin chung về Đề tài:

1.1. Tên đề tài: Các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới và giải pháp khắc phục

1.2. Mã số: KX01.03/16-20

1.3. Kinh phí thực hiện: 2.800 triệu đồng

- Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 2.800 triệu đồng.

- Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.

1.4 Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2018

1.5 Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế quốc dân

1.6. Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Lê Du Phong

1.7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

TT

Họ và tên

Chức danh

KH, học vị

Cơ quan công tác

1

 Lê Du Phong

GS.TSKH

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2

 Đỗ Đức Bình

GS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

3

Mai Ngọc Cường

GS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

4

Hoàng Văn Hoa

GS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

5

Nguyễn Đông Phong

GS.TS

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

6

Chu Đức Dũng

PGS.TS

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

7

Trần Kim Chung

PGS.TS

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW

8

Phạm Nguyên Minh

TS

Viện Nghiên cứu Thương mại

9

Trần Thị Vân Hoa

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

10

Hồ Thị Hải Yến

TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

11

Lương Xuân Quỳ

GS.TSKH

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

12

Trịnh Mai Vân

TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

13

Lê Quốc Hội

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

14

Mai Ngọc Anh

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

15

Lê Hà Thanh

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

16

Trần Khánh Hưng

TS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

17

Trịnh Chi Mai

TS

Học viện Ngân hàng

18

Lê Huỳnh Mai

ThS.NCS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

19

Võ Thế Vinh

ThS

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

20

Nguyễn Thị Thúy Hồng

TS.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

2.1 Thời gian dự kiến: Tháng 11/2016.

2.2 Địa điểm: tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

III. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

3.1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

  •  01 báo cáo tổng hợp;
  •  01 báo cáo tóm tắt của báo cáo tổng hợp;
  •  01 báo cáo kiến nghị;
  •  01 bản thảo của sách chuyên khảo;
  •  05 bài bài báo khoa học đăng tạp chí chuyên ngành,
  •  07 bài đăng kỷ yếu HTKH Quốc gia có giấy phép xuất bản
  •  Tham gia đào tạo 02 nghiên cứu sinh.

3.2. Sản phẩm khoa học đã và sẽ chuyển giao cho:

Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):

TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Sách chuyên khảo:  Các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới

Từ tháng 8/2018

Sách Trung ương Đảng đặt hàng, phục vụ cho xây dựng các Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng CSVN

NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật, in và phát hành rộng rãi trong cả nước

 

Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Báo cáo kiến nghị luận giải rõ các rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta; yêu cầu và điều kiện khắc phục các rào cản thể chế kinh tế; đề xuất các chính sách  và giải pháp phù hợp, có tính khả thi để thực hiện khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030

7/2017-6/2018

 

- Hội đồng Lý luận Trung ương

-Ban Kinh tế Trung ương

-Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

-Văn phòng Chính phủ

Đã có giấy xác nhận

 

 

3.3. Về những đóng góp mới về khoa học của đề tài:

Về mặt lý luận, việc nghiên cứu chủ đề này sẽ cung cấp khung lý thuyết trong nhận thức về rào cản thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế xã hội. Như đề tài đã chỉ ra, cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề thể chế, trong đó có thể chế kinh tế, nhưng  sự thống nhất vẫn chưa cao, nhất là về rào cản thể chế kinh tế vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Vì thế , cần có công trình nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này để hoàn thiện lý luận về thể chế kinh tế nói riêng và lý luận về phát triển  nền kinh tế theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung.

Về thực tiễn, việc làm sáng tỏ thực trạng các rào cản về thể chế kinh tế, đặc biệt là làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sinh ra các rào cản về thể chế kinh tế sẽ cung cấp những luận cứ thực tiễn để đề xuất những quan điểm, giải pháp và những điều kiện đảm bảo để gỡ bỏ những cản trở, những nút thắt trong thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay; giúp nhà nước ta hoàn thiện thể chế kinh tế, điều hành và vận hành kinh tế - xã hội  phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho nền kinh tế nước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, đồng thời hội nhập thành công và có hiệu quả với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

3.4. Về hiệu quả của đề tài:

- Hiệu quả kinh tế:

Đề tài làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận diện rõ các  rào cản chủ yếu về thể chế kinh tế ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, chỉ ra một cách khách quan, trúng và đúng các nguyên nhân sinh ra các rào cản về thể chế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, từ đó, đề xuất hệ thống  các nhóm giải pháp phù hợp, đồng bộ và khả thi để khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế nhằm  thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam đến năm 2030. Các nhóm giải pháp đó là: Thứ nhất, nhóm giải pháp đổi mới tư duy nhận thức và quan hệ lợi ích (đổi mới nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế-xã hội đất nước phù hợp với bối cảnh mới; , đổi mới tư duy nhận thức về vận hành, thực thi thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế -xã hội Việt Nam, tăng cường năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo quyết định thể chế); Thứ hai, nhóm giải pháp đổi mới thể chế kinh tế đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị ((đổi mới hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường; , đổi mới tổ chức hoạt động và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội); Thứ ba, nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới thể chế luật pháp, chính sách về kinh tế thị trường, bảo đảm tính minh bạch, nhất quán của hệ thống chính sách pháp luật( đổi mới phương thức xây dựng Luật của Quốc hội và xây dựngchính sách của các cơ quan của chính phủ; hoàn thiện thể chế các quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh và quyền tự do cạnh tranh, phát triển kinh tế tư nhân, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách, công cụ điều tiết thị trường, đảm bảo cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; hoàn thiện thể chế phát triển hệ thống thị trường đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế  với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường);  Thứ tư, nhóm giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động và cơ chế vận hành của bộ mày nhà nước, nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lỳ nhà nước, hoàn thiện nhà nước pháp quyền; Thứ năm, nhóm giải pháp về môi trường kinh doanh và tăng cường vai trò của các chủ tham gia trong nền  kinh tế thị trường.

- Hiệu quả xã hội:

Nội dung của đề tài góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu và ứng dụng lý luận về thể chế kinh tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả của đề tài là luận cứ khoa học có giá trị để Đảng, Quốc hội và Chính phủ xây dựng các chính sách, giải pháp thích hợp và cụ thể nhằm khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế -  xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra.

Ban chủ nhiệm đề tài đã gửi Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, Báo cáo tóm tắt và  Bản kiến nghị luận giải rõ các rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta; yêu cầu và điều kiện khắc phục các rào cản thể chế kinh tế; đề xuất các chính sách  và giải pháp phù hợp, có tính khả thi để  khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030 đến các cơ quan để xin xác nhận ứng dụng kết quả: Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Văn Phòng chính phủ. Các cơ quan này đã xác  đề tài được nghiên cứu tốt, là cơ sở khoa học để nghiên cứu, đề xuất cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư phục vụ cho việc soạn thảo một số nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khoá XII, đặc biệt là cho việc soạn thảo các nghị quyết, chính sách của chính phủ, Bộ ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến tháo dỡ, khắc phục các rào cản về thể chế kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới của đất nước (có văn bản xác nhận)   

Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, tư vấn hoạch định chính sách và đề xuất các chính sách kinh tế – xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế.

3.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Về tiến độ thực hiện: Hoàn thành đúng tiến độ

- Về kết quả thực hiện đề tài: Xuất sắc

Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Lượt xem: 3008

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)