Thứ sáu, 02/06/2017 11:05 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp quốc gia, mã số 10/15-ĐTĐL.XH-XHTN

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, Mã số: 10/15-ĐTĐL.XH-XHTN

Thuộc: Đề tài độc lập

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung: Đề tài cung cấp luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn về việc bảo tồn và phát huy giá trị Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, gắn với sinh kế và phát triển du lịch bền vững, trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng di sản, tiềm năng quản lý của cộng đồng, khả năng tham dự của người dân và các bên liên quan trong việc xây dựng, vận hành mô hình quản lý di sản tại cộng đồng, qua đó bảo tồn di sản một cách hữu hiệu trong đời sống đương đại.

Các mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà từ góc độ quản lý di sản và phát triển du lịch bền vững;

- Đánh giá tiềm năng phát triển của di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, khả năng phát triển mô hình quản lý di sản phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và các nguyên tắc bảo tồn và phát huy di sản;

- Xây dựng mô hình quản lý di sản và thực nghiệm mô hình quản lý di sản;

- Tổng kết, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn quá trình phát triển du lịch bền vững dựa trên tiềm năng di sản, đề xuất những nguyên tắc, cách tiếp cận và phương pháp tiến hành.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ:        PGS.TS. Lương Hồng Quang

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.

5. Tổng kinh phí thực hiện:                                          1.530 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:              1.530 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                                                không

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng

Bắt đầu: Tháng 6 năm 2015

Kết thúc: Tháng 5 năm 2017

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: không.

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Lương Hồng Quang

PGS.TS

Viện VHNTQGVN

2

Trịnh Khắc Mạnh

PGS.TS

Viện NC Hán Nôm

3

Nguyễn Đức Kiên

CN

Sở KHCN Bắc Giang

4

Nguyễn Thị Bích Ngọc

PGS.TS

Viện KHLNVN

5

Bùi Hoài Sơn

PGS.TS

Viện VHNTQGVN

6

Phạm Trung Lương

PGS.TS

Viện NCPT Du lịch

7

Trần Trọng Dương

TS

Viện NC Hán - Nôm

8

Ngô Thị Hồng Nhung

CN

Sở KHCN Bắc Giang

9

Trương Thị Hồng Minh

CN

Sở KHCN Bắc Giang

 

Trong 9 thành viên nêu trên, có chị Ngô Thị Hồng Nhung do chuyển công tác sang Sở Ngoại vụ tỉnh ngay từ khi đề tài được phê duyệt từ năm 2015 nên đã xin không tham gia đề tài.

 

II. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Về sản phẩm khoa học:

1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1

3 tập Kỷ yếu tập hợp bài viết của 3 Hội thảo khoa học

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2

36 Chuyên đề khoa học

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3

01 báo cáo xã hội học về kết quả điều tra

 

X

 

 

X

 

 

X

 

4

03 báo cáo kết quả 3 chuyến khảo sát tại Thừa Thiên Huế, Đà Lạt và Tp HCM

 

X

 

 

X

 

 

X

 

5

Báo cáo về Mô hình quản lý di sản đối với Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà và các kịch bản triển khai mô hình

 

X

 

 

X

 

 

X

 

6

01 Báo cáo kết quả khảo sát ở nước ngoài

 

X

 

 

X

 

 

X

 

7

Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt và báo cáo kiến nghị

 

X

 

 

X

 

 

X

 

 

 

Các bài báo khoa học:

TT

Tác giả

Tên bài báo

Tên tạp chí

Số tạp chí

1

Trần Văn Hiếu

Mô hình quản lý di sản chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang

Văn hóa Nghệ thuật

Số 389 - 2016

2

Vũ Đức Nghiệu

Nhận diện giá trị của mộc bản chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm

Văn hóa Nghệ thuật

Số 390 - 12/2016

3

Lương Hồng Quang

Thiết kế mô hình quản lý di sản mộc bản gắn với phát triển du lịch

Văn hóa học

Số 1 (29) - 2017

4

Trịnh Khắc Mạnh

Di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang trong đời sống văn hóa Việt Nam

Hán Nôm

Số 2 (141) - 2017

5

Lương Hồng Quang, Bùi Thị Kim Phương

Định hướng mô hình quản lý di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang

Văn hóa Nghệ thuật

Số 396 - 2017

 

Sách chuyên khảo:

TT

Tác giả sách

Tên sách

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

1

Lương Hồng Quang (chủ biên) và tập thể tác giả

Phát triển cộng đồng dựa trên các giá trị di sản và quá trình gia tăng sự tham gia của chủ thể văn hóa (trường hợp di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà)

Đại học Quốc gia Hà Nội

2017

 

1.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Mô hình quản lý di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

 

2016 - 2017

Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Nhân dân huyện Yên Dũng

Ban quản lý di tích chùa Vĩnh nghiêm

 

2

Mô hình quản lý di sản mộc bản chùa Bổ Đà

2016 - 2017

Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên

Ban quản lý di tích chùa Bổ Đà

 

 

1.3.Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng (nếu có):

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Mô hình quản lý di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

 

2016 - 2017

Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Nhân dân huyện Yên Dũng

Ban quản lý di tích chùa Vĩnh nghiêm

 

2

Mô hình quản lý di sản mộc bản chùa Bổ Đà

2016 - 2017

Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên

Ban quản lý di tích chùa Bổ Đà

 

 

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Trên cơ sở tổng kết được các giá trị di sản về mặt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và lịch sử, đề tài đã đánh giá tiềm năng như một nguồn lực phát triển của mộc bản, gắn với sinh kế và phát triển du lịch. Đó là một tiềm năng nếu biết khai thác và sử dụng bằng một chiến lược khai thác hợp lý, gắn với loại hình du lịch nghiên cứu, trải nghiệm, gắn với các việc làm tại khu vực dịch vụ cho người dân địa phương, sẽ có giá trị phát triển bền vững. Các ý tưởng này được thiết kế trong 02 mô hình, được tỉnh và hai huyện chấp thuận.

- Góp phần tích cực vào hoàn thiện thể chế, chính sách bảo tồn và phát huy Di sản Mộc bản nói chung và chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang nói riêng thông qua các Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà sau khi được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong các quyết định quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang trong việc nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy, trong việc xây dựng kho mộc bản và nhà trưng bày tại chùa Vĩnh Nghiêm (đã làm 2016 - 2017), trong việc thiết kế kho mộc bản và nhà trưng bày chùa Bổ Đà (thiết kế 2017) do hai Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng và huyện Việt Yên chủ trì

- Khả năng ứng dụng vào công tác bảo tồn và khai thác các giá trị mộc bản là di sản tư liệu vốn còn rất nhiều trong các bộ sưu tập cá nhân, trong các chùa ngoài tỉnh Bắc Giang, nhất là các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, bắc miền Trung, Nam Bộ.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

- Góp phần cùng với chính quyền địa phương tỉnh và huyện, hai cộng đồng địa phương có hai chùa rút ngắn thời gian và công sức trong việc xây dựng mô hình quản lý di sản mộc bản mà bản thân địa phương rất lúng túng.

- Thông qua mô hình quản lý di sản mộc bản, mộc bản và di tích bao chứa mộc bản (chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà) là một điểm đến trong chuỗi các tour du lịch của các công ty lữ hành, trong các sản phẩm du lịch được tỉnh Bắc Giang quảng bá, xúc tiến, bước đầu đem lại

3.2. Hiệu quả xã hội

- Người dân được huy động trong việc tham gia vào mô hình quản lý mộc bản, họ là người cung cấp sản phẩm và dịch vụ; là người quản lý, bảo vệ di sản. Di sản và hệ thống dịch vụ xung quanh di sản là một hiệu quả mong đợi thực tiễn mà đề tài mang lại.

- Các vị trụ trì nhận thức được vai trò và vị trí của họ trong quy trình quản lý di sản mộc bản, họ không chỉ là chủ thể, chủ nhân của mộc bản mà còn là một bên tham gia quan trọng của mô hình quản lý di sản.

- Năng lực quản trị di sản của người dân được nâng cao một bước thông qua các tập huấn nâng cao năng lực, thông qua các hỗ trợ kỹ thuật mà đề tài đã để lại (quy chế, mô hình tổ chức bộ máy, hệ thống biển chỉ dẫn, hệ thống giới thiệu…).

III. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1. Về tiến độ thực hiện: (đánh dấu Ö  vào ô tương ứng):

- Nộp hồ sơ đúng hạn

X

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

2. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

          - Xuất sắc                                  X

          - Đạt                                                 

          - Không đạt                                      

Giải thích lý do: hoàn thành đúng tiến độ và có chất lượng

Cam đoan nội dung của Báo cáo là trung thực; Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ không sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác trái với quy định của pháp luật.

IV. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu: thời gian một (01) buổi, trong tuần đầu của tháng 7 năm 2017, địa điểm tại Bộ Khoa học và công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy Hà Nội.

 

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên

Lượt xem: 2355

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)