Ảnh minh họa - Internet
Định hướng mục tiêu là đánh giá được thực trạng tài nguyên đất cát, nước, sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu; đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ về thủy lợi, cải tạo đất, nông lâm kết hợp. Đồng thời, xây dựng được mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững vùng đất cát ven biển Bắc Trung Bộ.
Sản phẩm dự kiến và yêu cầu đối với kết quả gồm: Báo cáo đánh giá hiện trạng, tiềm nămg tài nguyên đất cát, nước, sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu; các giải pháp khoa học công nghệ về thủy lợi (tích trữ, sử dụng nước), nông lâm (tăng dung tích hấp thu của đất tối thiểu 20%, tăng độ trữ ẩm hữu hiệu của đất tối thiểu 30%, cơ cấu cây trồng hợp lý) nhằm khai thác hiệu quả bền vững vùng đất cát ven biển.
02 mô hình kết hợp đồng bộ các giải pháp về thủy lợi, nông lâm kết hợp nhằm cải tạo, khai thác hiệu quả và bền vững vùng đất cát ven biển Bắc Trung Bộ. Quy mô mỗi mô hình tối thiểu 3ha và được bố trí ở các địa phương khác nhau (Mô hình 1: Cây chủ lực tại địa phương ví dụ: thanh long, cam, táo,.... Mô hình 2: Các cây ngắn ngày như kê, bí đỏ, dưa hấu ruột vàng, cây dược liệu,...). Các mô hình góp phần ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất 10 - 15%.
Các tài liệu hướng dẫn: (i) cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất cát; (ii) thiết kế xây dựng công trình thu, trữ và cấp nước. Đào tạo 1 - 2 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 01 tiến sĩ. Công bố 2 - 3 bài báo trên các tạp chí có uy tín.
Hồ sơ nhiệm vụ được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ) địa chỉ: số 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là 17 giờ 00 ngày 09/7/2018.
Liên kết nguồn tin:
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Cai-tao-dat-cat-ven-bien-de-san-xuat-nong-nghiep-vung-Bac-Trung-Bo/336067.vgp