Vệ tinh NanoDragon (NDG) là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg với kích thước 3U, được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (TTVTVN) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm 2021, đúng vào dịp 10 năm thành lập TTVTVN.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, trong năm 2020 sẽ có nhiều giải pháp được triển khai để Khoa học và Công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Các giải pháp đều hướng tới mục tiêu đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Do đó, các nhiệm vụ nghiên cứu phải bám sát thực tế, giải quyết các bài toán đang đặt ra ở các ngành.
Máy bay không người lái, mô hình vệ tinh, tàu ngầm... cùng nhiều công nghệ được trưng bày tại Trung tâm hội nghị Quốc gia, mở cửa tự do.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh kỳ vọng các đối tác Nhật Bản và Việt Nam sẽ thực hiện Gói thầu hiệu quả để đưa vệ tinh LOTUSat-1 lên quỹ đạo vào năm 2023 như kế hoạch đã đề ra.
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Phiên họp toàn thể Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất (CEOS) năm 2019, với sự tham gia của 30 tổ chức thành viên đến từ các quốc gia, như: Mỹ, Nhật, Australia, Italy, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Pháp...
Nhằm thảo luận và quyết định các hoạt động, kế hoạch và chiến lược của Ủy ban Vệ tinh Quan sát Trái đất (CEOS) hàng năm và dài hạn; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ hợp tác đa phương có tính chất khu vực và quốc tế; từ ngày 14-16/10/2019 tại Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên họp toàn thể của Ủy ban Vệ tinh Quan sát Trái đất CEOS Plenary 2019 với sự tham gia của 30 tổ chức thành viên đến từ các Quốc gia như Mỹ, Nhật, Australia, Italia, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Pháp.
Trong khuôn khổ thuộc Dự án First 1A, ngày 20/3/2019, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVNNVN) đã tổ chức buổi Hội thảo khoa học trao đổi về cách tiếp cận, kết quả nghiên cứu liên quan về vấn đề khai thác ảnh vệ tinh, dữ liệu lớn trong đánh giá sản xuất và dự báo năng suất cây ngô, đậu tương...
Chiều 21/01/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Công bố quốc tế tăng trên 25%, vệ tinh MicroDragon phóng thành công... là kết quả thực chất của ngành khoa học năm qua.
Trong khuôn khổ Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 - Innovative Satellite Technology Demonstration-1 của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), vào lúc 8h55 phút (giờ Hà Nội) ngày 18/01/2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. Trong lần phóng này, cùng với MicroDragon, 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cũng đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.
Trang: Tiếp Cuối