Thứ tư, 18/12/2019 16:18 GMT+7

Nghiên cứu phát triển trồng sâm Ngọc linh (Panax Vietnamensis ha et Grushv.) ở một số khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh

Cây sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1973, sau đó được định danh là Panax vietnamensis Ha et Grushv. vào năm 1985, là loài bản địa và đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh (Việt Nam), thường được gọi là sâm Việt Nam (Hà Thị Dụng và Grushvisky, 1985). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm khu năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải, rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2007).

Trong những năm gần đây, đã và đang có nhiều dự án đƣợc thực hiện nhằm bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại các vùng nguyên thủy của nó. Tuy nhiên, với diện tích rừng tự nhiên tại các vùng trồng sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng thì việc nghiên cứu di thực cây sâm Ngọc Linh sang những vùng có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trong tương lai.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu phát triển trồng sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensisHa et Grushv.) tại một số khu vực có điều kiện sinh thái tƣơng tự núi Ngọc Linh” được thực hiện do Cơ quan chủ trì đề tài Viện Dược liệu phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Phan Thuý Hiền nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc mở rộng vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Việt Nam.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Tại Kon Tum có 3 công ty và 3 xã triển khai trồng sâm với diện tích tương ứng khoảng 68ha và 18ha; tại Quảng Nam có 1 công ty, 1 trung tâm và 3 xã triển khai trồng sâm với diện tích tương ứng khoảng 12ha, 10ha và 43ha với các độ tuổi; tại Lâm Đồng có 2 đơn vị trồng sâm Ngọc Linh với diện tích khoảng 2.000m2. Trên địa bàn núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, phương thức trồng sâm phân tán và trồng tập trung dƣới tán rừng tự nhiên là phổ biến trong cộng đồng người Xê Đăng, cơ sở hạ tầng, giao thông còn hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển và thương mại hóa sâm Ngọc Linh.

2. Khả năng sinh trưởng phát triển của sâm Ngọc Linh tại các vùng sinh thái tương tự núi Ngọc Linh đã được đánh giá dựa trên tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống, thời gian sinh trƣởng, kích thước và khối lượng củ tươi. 

- Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống ở cả mô hình dưới tán rừng và dưới giàn mái che thay đổi giữa các điểm di thực và đều thấp hơn so với đối chứng. Thời gian sinh trưởng trong năm ngắn nhất tại Sa Pa và dài nhất tại Lạc Dương trong các điểm di thực.

- Chiều cao cây và đường kính tán đều tăng qua hai năm nghiên cứu; trong đó mô hình trồng dưới giàn mái che có chiều cao cây và đường kính tán cuối cùng lớn hơn so với chỉ tiêu này trên cây trồng dưới tán rừng. Cây trồng trong nhà mái che tại Lạc Dương có chiều cao cây và đường kính tán cuối cùng cao hơn điểm đối chứng.

- Kích thước củ (chiều dài và đường kính củ) và khối lượng củ tăng qua 2 năm theo dõi, đạt cao nhất tại Lạc Dương và thấp nhất tại Sa Pa; tuy nhiên các chỉ số này đều thấp hơn so với đối chứng (trừ khối lượng củ của sâmtrồng trong nhà mái che tại Lạc Dương). Trong các điểm di thực, khối lượng củ đạt cao nhất tại Lạc Dương với 7,49 g dưới tán rừng và 8,76 g dưới giàn mái che; thấp nhất tại Sa Pa với 5,06 g dưới tán rừngvà 5,53 g dưới giàn mái che.

3. Hàm lượng một số hoạt chất chính đều tăng sau 2 năm di thực; ở cả hai mô hình trồng dưới tán rừng và giàn mái che, hàm lượng MR2 đạt cao nhất tại Tam Đảo (4,22%), thấp nhất tại Sa Pa (1,64%); saponin tổng số cao nhất tại Sa Pa (11,03%) và thấp nhất tại Lạc Dƣơng (8,17%). Hàm lượng Rb1 cao nhất tại Kon Plong và Tam Đảo; thấp nhất tại Sa Pa và Lạc Dương và Hàm lượng Rg1 giảm ở Sa Pa và Lạc Dương và tăng tại Kon Plong, Tam Đảo.

4. Trên cây sâm Ngọc Linh trồng tại vùng nguyên thủy và các điểm di thực đã phát hiện được 11 loại sâu, động vật hại và 3 bệnh nấm gây hại. Trong đó, châu chấu, sát sành, dế mèn nâu lớn, bọ rùa 28 chấm, bọ hung, sâu cuốn lá, sâu xám và sên trần là những đối tượng gây hại phổ biến trên sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, thành phần và mức độ gây hại của các loài này khác nhau giữa các vùng trồng. Trong 3 bệnh nấm gây hại, bệnh chết rạp cây con và bệnh gỉ sắt là những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm đối với các vùng trồng sâm Ngọc Linh.

5. Căn cứ khả năng sinh trưởng và tích lũy hoạt chất chính, bước đầu cho thấy có thể di thực sâm Ngọc Linh ra khỏi vùng nguyên vị (Tu Mơ Rông, Nam Trà My), trong đó Lạc Dương và Tam Đảo là hai điểm mà sâm Ngọc Linh có khả năng thích nghi cao nhất trong 4 điểm di thực.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14164/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 3063

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)