Thứ năm, 16/01/2025 18:49 GMT+7

Thực phẩm chức năng dồi dào nhưng lo ngại thiếu sản phẩm chất lượng

Thứ sáu, 23/11/2018 09:59 GMT+7

Việt Nam có lợi thế lớn trong việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN). Hiện có đến hơn 70% các sản phẩm TPCN là do doanh nghiệp trong nước sản xuất, hơn 20% là nhập khẩu. Thị trường TPCN dồi dào nhưng chất lượng ra sao?

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về thực phẩm chức năng lần thứ 2, tổ chức ngày 22.11 ở Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng: "Chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo không có đủ sản phẩm đạt chất lượng".

Nếu xét về tiềm lực, Việt Nam có lợi thế lớn trong việc nghiên cứu và sản xuất TPCN với nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cây, con quý hiếm. Thị trường TPCN bắt đầu phát triển ở Việt Nam vào đầu những năm 2000 và đã bùng nổ một cách nhanh chóng với hàng chục nghìn sản phẩm, hàng nghìn doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất.

Â

Người tiêu dùng cần TPCN chất lượng hơn là số lượng

Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay, cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN. Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN thêm khó khăn. 

Hiện có đến hơn 70% các sản phẩm TPCN là do doanh nghiệp trong nước sản xuất, hơn 20% là nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ có rất ít doanh nghiệp đã sản xuất được TPCN xuất sang các thị trường Trung Quốc, Trung Đông, Thái Lan.

Nhiều vụ phát hiện và thu giữ sản phẩm TPCN gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách để phát triển, quản lý mặt hàng TPCN còn khá lỏng lẻo, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi khiến không ít doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN mất phương hướng, làm ăn thiếu hiệu quả.

Đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường TPCN tại Việt Nanh nhưng PGS.TS Nguyễn Thanh Phong vẫn lo lắng: "Chúng ta có tiềm năng lớn, nhưng tại sao lại chưa có nhiều TPCN đạt chất lượng cao, có tiếng tăm trên thị trường quốc tế. Đây là bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sản xuất TPCN trong nước". 

Nhằm siết chặt hơn các hoạt động quản lý TPCN, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19.6.2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị thuốc... Theo đó, Bộ Y tế sẽ tiếp tục duy trì việc kiểm soát, thanh tra một cách chặt chẽ hoạt động này.

Liên quan đến lộ trình thực hiện thực hành sản xuất tốt (GMP) đã được đề ra, nếu sau 1.7.2019, các đơn vị sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ không được phép tiếp tục sản xuất. "Đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong TPCN sẽ bị loại bỏ; tình trạng chỉ mấy m2 cũng sản xuất thực phẩm chức năng sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh", PGS.TS Nguyễn Thanh Phong thông tin.

Nguồn: Báo Lao Động

 

Lượt xem: 2462

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:35640
Lượt truy cập: 14084556