Chủ nhật, 12/01/2025 17:13 GMT+7

Những khoản tiền mà người lao động bị trừ khi nhận lương hàng tháng

Thứ tư, 26/08/2020 16:20 GMT+7

Có 3 khoản tiền mà người lao động bị trừ khi nhận lương hàng tháng.

Đóng các loại bảo hiểm
 
Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
 
Do đó, hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:
 
- Bảo hiểm xã hội: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
 
- Bảo hiểm y tế: 1,5% tiền lương. Bởi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng là 4,5% tiền lương.
 
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng 3%) và người lao động đóng 1/3 (tương ứng 1,5%).
 
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm).
 
Nộp Đoàn phí công đoàn nếu người lao động là Đoàn viên
 
Mức nộp: 1% tiền lương.
 
Nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
 
Người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế.
 
Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
 
Từ ngày 1.7.2020, chỉ người có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thêm 1 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/tháng.
 
Cách tính lương của người lao động theo ngày công được tính theo công thức sau:
 
Tiền lương/ngày = Tiền lương tháng : số ngày làm việc bình thường
 
Trong đó: Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Số ngày làm việc bình thường: Tối đa không quá 26 ngày.
 
Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 1523

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:28482
Lượt truy cập: 14070021