Thứ hai, 13/01/2025 14:48 GMT+7

Bộ Nội Vụ đề xuất kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong cả nước

Thứ sáu, 05/06/2020 15:32 GMT+7

Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh dự thi trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của thí sinh,...

Bộ Nội vụ đang dự thảo Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, theo đó, dự kiến tổ chức kỳ kiểm định đầu vào tập trung với những người muốn vào công chức.
 
Theo đó, lộ trình thực hiện Đề án như sau:
 
- Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan trung ương từ năm 2021-2022.
 
- Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong cả nước từ năm 2023.
 
Phương án đổi mới nội dung thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức
 
Phương án 1: Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh dự thi trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của thí sinh, bao quát những lĩnh vực về chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực, quyền, nghĩa vụ của công chức, kiến thức về văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ… ; bảo đảm đánh giá được năng lực nhận thức và năng lực tư duy, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.
 
Các nội dung về kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học sẽ được tổ hợp chung trong một bài thi kiểm định với thời lượng ít nhất 180 phút.
 
Ngân hàng câu hỏi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tiếp cận theo hướng tư duy mới trên cơ sở khung năng lực cần thiết đối với một công chức (năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý) (có phụ lục kèm theo).
 
Theo Bộ Nội vụ, kiểm định không chỉ là việc đánh giá kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học của thí sinh như các nội dung tuyển dụng công chức trong giai đoạn vừa qua mà phải đánh giá tổng hợp, toàn diện năng lực của thí sinh dự tuyển (đánh giá được sự hiểu biết nền tảng, cần thiết cho vị trí công chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, khả năng, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm sẵn sàng đảm đương vị trí công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển).
 
Ngân hàng câu hỏi được xây dựng bởi các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, hàng đầu của cả  nước, các cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan sử dụng công chức để đảm bảo chất lượng ngân hàng đề thi
 
Phương án 2: Tiếp tục đổi mới các nội dung thi theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP theo hướng tăng thời lượng, tăng số câu hỏi nhằm tạo cơ sở đánh giá toàn diện hơn năng lực của thí sinh. Số lượng câu hỏi môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học dự kiến là 100 câu mỗi môn.
 
Nội dung câu hỏi tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) thay vì đánh giá kiến thức đơn thuần được trang bị trong hệ thống giáo dục quốc dân.
 
Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.
 
Nguồn: Báo Lao Động

Lượt xem: 1405

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:24992
Lượt truy cập: 14073237