Thứ bảy, 11/01/2025 19:43 GMT+7

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cho người đang làm việc, hưu...

Thứ ba, 28/04/2020 15:24 GMT+7

Tùy theo hoàn cảnh của mình, người lao động chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo đúng thủ tục để được giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp một cách nhanh nhất.

Những thông tin liên quan đến thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp (BNN) đơn giản và nhanh gọn nhất dưới đây, sẽ giúp người lao động (NLĐ) chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để hưởng quyền lợi của mình
 
Thủ tục với người đang làm việc
 
Để hưởng chế độ BNN, theo quy định tại điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, NLĐ phải thực hiện theo trình tự sau:
 
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động
 
1. Chuẩn bị hồ sơ. Khoản 1, điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BNN gồm: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án nếu điều trị nội trú; Giấy khám BNN nếu không điều trị nội trú; Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có); Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN; Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định nếu thanh toán phí giám định y khoa.
 
2. Nộp hồ sơ. Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, NLĐ nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động (NSDLĐ). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, NSDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
 
3. Giải quyết hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ BNN cho NLĐ. Trường hợp không giải quyết sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
 
Thủ tục với người hết làm việc
 
Khác với người lao động đang làm việc mắc BNN, đối với NLĐ đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN, điều 10 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định trình tự hưởng chế độ BNN như sau:
 
 
Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa
 
1. Gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám BNN
 
- Đối với NLĐ đã nghỉ hưu, thôi việc: NLĐ gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám BNN để khám phát hiện BNN. Sau khi có kết quả khám phát hiện BNN thì cơ sở khám BNN sẽ hoàn thiện hồ sơ khám BNN cho NLĐ.
 
- Đối với NLĐ chuyển làm việc khác: NLĐ gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám BNN để khám phát hiện BNN. Sau khi khám phát hiện BNN thì NLĐ hoặc NSDLĐ nơi NLĐ đang làm việc lập hồ sơ khám BNN trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của NLĐ.
 
2. Đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động. Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám BNN, NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi NLĐ đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
 
3. Nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH. Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, NLĐ nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH tỉnh, thành phố để được giải quyết.
 
Theo khoản 3, điều 6 Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Sổ BHXH đối với NLĐ đang làm việc hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí đối với NLĐ đã nghỉ hưu; Hồ sơ khám BNN; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN. Lưu ý, thời điểm hưởng trợ cấp BNN được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1974

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:41802
Lượt truy cập: 14066832