Thứ hai, 13/01/2025 12:22 GMT+7

Kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc của viên chức lên 60 tháng

Thứ sáu, 13/03/2020 11:22 GMT+7

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

Trong đó, có một số nội dung cần lưu ý:
 
Cán bộ, công chức tham nhũng đương nhiên bị buộc thôi việc
 
Để thống nhất về việc xử lý người có hành vi tham nhũng nêu tại Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật sửa đổi lần này đã bổ sung thêm quy định về việc xử lý cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng.
 
Theo đó, cán bộ, công chức sẽ bị buộc thôi việc trong 2 trường hợp:
 
- Bị kết án phạt tù mà không được hưởng án treo.
 
-  Bị kết án về tội phạm tham nhũng.
 
Như vậy, có thể thấy, việc bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý. Nó không chỉ thống nhất các quy định của pháp luật mà còn giúp công tác phòng, chống tham nhũng được nghiêm minh hơn.
 
Ngoài ra, cũng bổ sung thêm quy định về hình thức hạ bậc lương với công chức. Theo đó, việc hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
 
Thêm trường hợp được tuyển dụng vào công chức
 
Điều 37 Luật Cán bộ, công chức hiện nay quy định việc tuyển dụng công chức được thực hiện qua hình thức thi tuyển. Trong đó, chỉ nêu 01 trường hợp duy nhất được xét tuyển là người có phẩm chất, trình độ và năng lực, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo...
 
Trong khi đó, khi Luật sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì ngoài thi tuyển, Luật còn bổ sung thêm hình thức xét tuyển với các trường hợp:
 
- Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
 
 
Cán bộ BHXH TP HCM trong giờ làm việc
 
- Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương cử đi học.Không chỉ vậy, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức còn có thể tiếp nhận các trường hợp:- Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
 
- Cán bộ, công chức cấp xã;- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức.
 
- Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người đang là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp Nhà nước…
 
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác
 
.Có thể thấy, trước đây, các hình thức thi tuyển, xét tuyển hay tuyển dụng đặc biệt nêu trên chỉ được quy định tại các Thông tư 03/2019/TT-BNV , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ... mà chưa được luật hóa. Hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung này đã mở rộng "cánh cổng" bước chân vào công chức đối với nhiều người.
 
Kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc của viên chức lên 60 tháng
 
Không chỉ tác động đến hợp đồng làm việc không xác định thời hạn mà đối với hợp đồng xác định thời hạn, khoản 2 Điều 2 Luật này cũng sửa đổi, bổ sung thời hạn thực hiện hợp đồng. Theo đó, Luật sửa đổi sẽ nâng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn của viên chức từ 36 tháng như quy định hiện nay lên 60 tháng.
 
Trong đó, hợp đồng xác định thời hạn là loại hợp đồng mà hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng với những người mới trúng tuyển viên chức.
 
Đặc biệt: Trước khi hết hạn 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng với viên chức. Trong đó, nếu viên chức đáp ứng đầu đủ các yêu cầu và đơn vị còn nhu cầu thì bắt buộc phải ký tiếp hợp đồng. Ngược lại, nếu từ chối thì phải có văn bản nêu rõ lý do vì sao.
 
Việc kéo dài thời hạn này tạo điều kiện cho viên chức được làm quen và phát huy được khả năng của mình trong công việc.
 
Nguồn: Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1254

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:19233
Lượt truy cập: 14072779