Thứ tư, 22/01/2025 14:37 GMT+7

Những thay đổi trong áp dụng lương tối thiểu vùng NLĐ cần biết

Thứ ba, 26/11/2019 19:09 GMT+7

Chính phủ ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (có hiệu lực từ ngày 1-1-2020).

Theo đó, kể từ ngày 1-1-2020 sẽ có một số thay đổi sau trong việc áp dụng lương tối thiểu (LTT) vùng:
 
Thay đổi địa bàn áp dụng mức LTT vùng:
 
Huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước), TP Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bình Tre): Được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II (từ 3.250.0000 đồng lên 3.920.000 đồng), tăng 20,62%.
 
Huyện Đông Sơn, Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa); Huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An); Huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre): Được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III (từ 2.920.0000 đồng lên 3.430.000 đồng), tăng 17,47%.
 
Nghị định 90/2019/NĐ-CP cũng quy định mức lương trả cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
 
Cụ thể, những người có bằng cấp, chứng chỉ sau đây được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề:
 
- Chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng CĐ, chứng chỉ ĐH đại cương, bằng ĐH, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định 90-CP ngày 24/11/1993.
 
Khi thực hiện mức LTT vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ
 
- Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp CĐ, bằng tốt nghiệp ĐH, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục ĐH và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục 1998 và Luật Giáo dục 2005.
 
- Chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp CĐ nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề.
- Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp theo Luật Việc làm.
 
- Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.
 
- Bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục ĐH theo quy định tại Luật Giáo dục đại học.
 
- Văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.
 
 
 
Mức lương trả cho NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng
 
Ngoài ra, người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề cũng được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề.
 
Khi thực hiện mức LTT vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại... Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do DN quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Lương tối thiểu tăng từ 150.000 - 240.000 đồng
 
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, từ 1-1-2020, NLĐ làm việc ở các doanh nghiệp (DN) theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được tăng LTT từ 150.000-240.000 đồng.
 
Vùng 1: tăng từ 4.180.000 đồng lên 4.420.000 đồng/tháng
 
Vùng 2: tăng từ 3.710.000 đồng lên 3.920.000 đồng/tháng.
 
Vùng 3: tăng từ 3.250.000 đồng lên 3.430.000 đồng/tháng.
 
Vùng 4: tăng từ 2.920.000 đồng lên 3.070.000 đồng/tháng.
 
 
Theo:  Báo Người Lao Động

Lượt xem: 1432

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:29888
Lượt truy cập: 14101828