(Điều 6, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006)
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định từ Điều 3.A.1.1 đến Điều 3.A.3.19 của Phần này. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 3.A.1.18 của Phần này mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại các Điều 3.A.2.16, 3.A.2.17, 3.A.2.18, 3.A.2.19, 3.A.2.20, 3.A.2.21, 3.A.2.22, 3.A.2.23 của Phần này, hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý đơn, ban hành mẫu Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và quy định hình thức, nội dung Công báo Sở hữu công nghiệp.
(Điều 6, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006)
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định từ Điều 3.A.1.1 đến Điều 3.A.3.19 của Phần này. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 3.A.1.18 của Phần này mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại các Điều 3.A.2.16, 3.A.2.17, 3.A.2.18, 3.A.2.19, 3.A.2.20, 3.A.2.21, 3.A.2.22, 3.A.2.23 của Phần này, hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý đơn, ban hành mẫu Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và quy định hình thức, nội dung Công báo Sở hữu công nghiệp.