Thành phần hồ sơ gồm: Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu; Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy). Bản sao chứng thực một trong các giấy chứng nhận: Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực (đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm k, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm). Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn hoặc công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy của thực phẩm có nguồn gốc thực vật (đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).
Bản tự công bố sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (đối với lô hàng có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ).
Dự thảo nêu rõ, trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
Nguồn: Báo Lao Động